MỤC LỤC BÀI VIẾT
Sữa bò, trứng, cá, hải sản, hạt cây, lạc, đậu nành và lúa mì thuộc nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé. Đây được xem là thủ phạm của đến 90% trường hợp dị ứng do thực phẩm, đặc biệt là đối với trẻ em. Chính bì vậy, để cho việc phòng tránh dị ứng mang lại hiệu quả. Các mẹ bắt đầu loại trừ dần những thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm.
-> Cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ cực kỳ hiệu quả mà các mẹ nên biết.
-> Trẻ biếng ăn các mẹ cần phải làm gì để cải thiện tình trạng.
-> Suy dinh dưỡng ở trẻ em và những điều cha mẹ cần biết để đề phòng.
Bạn đã biết 10 thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé ?
Bạn có biết tại sao thực phẩm tại các quốc gia như Mỹ, Canada, EU, Nhật, Australia và New Zealand. Đều bắt buộc phải ghi rõ thành phần trên bao bì của hầu hết các loại thực phẩm hay không? Bởi vì theo nghiên cứu của viện Hàn Lâm, thì có hơn 160 loại đồ ăn có thể gây dị ứng da. Trong đó có 8 thực phẩm chủ yếu được liệt kê dưới đây.
1.Tôm, cua, hải sản là thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé :
Các loại hải sản được xếp vào đầu danh sách những thực phẩm dễ gây kích ứng da ở người. Nhất là đối với những trẻ có cơ địa nhạy cảm. Ngoài dị ứng tôm cua, những người có cơ địa mẫn cảm cũng thường dị ứng với các loài nhuyễn thể như trai, sò, ốc, hến, ngao…
Triệu chứng thường thấy: Bao gồm phản ứng cục bộ, trường hợp nhẹ chỉ gây ngứa toàn thân, đặc biệt là ngứa vùng miệng và họng. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến suy hô hấp, biểu hiện tiêu hóa kém và dẫn đến tử vong. Nếu không được cấp cứu kịp thời. Kể cả khi ở nhiệt độ cao thì tính dị ứng của loại thực phẩm này cũng không thay đổi. Vì vậy cần phải hết sức thận trọng khi cho trẻ sử dụng thực phẩm, nhất là hải sản.
2. Sữa bò là thủ phạm chính gây dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ:
Theo thống kê, có khoảng 2-3% các bé dị ứng với sữa, cho đến khi lên 6 tuổi thì có khoảng 90% số trẻ này tự khắc phục triệu chứng dị ứng. Các chuyên gia cho rằng. Dị ứng sữa bò liên quan tới phản ứng miễn dịch chống lại một trong hai hoặc cả hai protein của sữa là casein và protein huyết thanh. Các protein này cũng được tìm thấy trong sữa của động vật có vú khác. Vì vậy bé dị ứng sữa bò thường cũng dị ứng với sữa dê, sữa cừu.
Trường hợp dị ứng sữa bò, trẻ sẽ có những biểu hiện ngoài da như: Phát ban đỏ, nổi mề đay, kèm theo rối loạn tiêu hóa, đau bụng, suy hô hấp ngay sau khi sử dụng khoảng 1 giờ. Trường hợp dị ứng nặng có thể gây sốc phản vệ, dẫn đến tử vong. Theo các dấu hiệu lâm sàng, dị ứng sữa bò thường bị nhầm với không dung nạp sữa bò. Một bệnh lý có nguyên nhân do di truyền hoặc thiếu men tiêu hóa đường lactose.
Ngoài ra, dị ứng sữa bò góp phần làm tăng nguy cơ dị ứng thức ăn. Dị ứng mũi và một số bệnh ngoài da thường gặp khác. Một số nghiên cứu đã chỉ ra có hơn 10% trẻ dị ứng sữa bò sẽ phản ứng với thịt bò.
3. Cá là thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé ?
Có hơn 3% dân số là trẻ em có dấu hiệu dị ứng với cá, thường bắt đầu ở tuổi trưởng thành. Hầu như rất ít trẻ có thể tự thoát khỏi tình trạng này, kể cả khi đã trưởng thành. Tuy có rất nhiều loại cá và thành phần gây dị ứng chính của cá chính là protein. Nên những người dị ứng với cá cũng thường có các phản ứng với các loại cá khác.
Biểu hiện của dị ứng cá thường rất rõ ràng: Phát ban ngoài da, nổi mẩn ngứa, xuất huyết tiêu hóa, đôi khi xuất hiện phản ứng toàn thân kèm theo sốc phản vệ. Các mẹ nên ghi nhớ những loại thực phẩm dễ gây dị ứng ở trẻ để giúp cho việc phòng tránh dị ứng tốt hơn.
4. Trứng giàu protein cũng là thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé:
Đứng thứ tư trong danh sách thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé đó chính là trứng. Theo ước tính có khoảng 1,5% tỷ lệ trẻ em dị ứng với trứng gà trong thời gian đầu. Nhưng cũng có trường hợp dị ứng kéo dài cho đến khi trưởng thành, chiếm khoảng 18%.
Lòng trắng trứng gà chứa lượng lớn protein dễ gây kích ứng còn lòng đỏ trứng thì ít hơn. Do sự tương đồng giữa protein trứng gà và các loại trứng khác. Nên người dị ứng trứng gà thường dị ứng với trứng vịt, trứng ngan… Tuy nhiên, việc sử dụng thịt gà, thịt vịt cũng cần phải hết sức thận trọng.
5. Thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé đó chính là lúa mì:
Các chuyên gia Da liễu, bệnh viện Da liễu Trung ương vừa mới thống kê có đến 0,4% trẻ nhỏ dị ứng với lúa mì. Trong đó có khoảng 80% trẻ sẽ tự khỏi khi lên 6 tuổi. Đây là phản ứng đặc biệt của hệ miễn dịch với một số loại protein có trong lúa mì.
Biểu hiện cụ thể gồm: Phản ứng cục bộ nhẹ của da, họng và ruột, trường hợp sốc phản vệ rất hiếm gặp. Khó phân biệt các triệu chứng lâm sàng do nguyên nhân dị ứng với các trường hợp không dung nạp gluten hay hội chứng kém hấp thu gluten. Không dung nạp gluten gây các triệu chứng đường ruột nặng nề, tuy nhiên không gây tổn thương ruột như trong bệnh Celiac. Gluten là một loại protein có trong lúa mì, yến mạch, lúa mạch, lúa mạch đen…
6. Thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé là các loại hạt cây:
Một số loại hạt cây được kể đến như hạt điều, hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ, hướng dương. Được coi là những thực phẩm tiềm năng phát triển dị ứng. Trẻ dị ứng với một loại hạt cây thường cũng sẽ dị ứng với các loại hạt cây khác và có thể dị ứng chéo với lạc. Trong đó dị ứng hạt điều nghiêm trọng hơn so với phản ứng với lạc.
Triệu chứng lâm sàng bao gồm các dấu hiệu phản ứng nhẹ như nổi mẩn quanh miệng hoặc toàn thân, đau bụng, buồn nôn. Nghiêm trọng hơn, dị ứng được biểu hiện với các thể như gây ho, thở khò khè, khó thở, khàn giọng. Do dị ứng đường hô hấp, ngất xỉu hoặc gây sốc phản vệ và dẫn đến tử vong. Người dị ứng với các loại hạt có thể phản ứng với một lượng cực nhỏ khi tiếp xúc. Vì thế phải hết sức thận trọng trong quá trình sử dụng.
7. Socola có thể gây kích ứng da ở trẻ:
Với người lớn, sô-cô-la là một thực phẩm ngon, bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong sô-cô-la lại có chứa bột ca cao mà một số người không hấp thụ được dẫn đến tình trạng là bị dị ứng ở trẻ em. Chính vì vậy, trước khi cho con ăn sô-cô-la các mẹ cũng phải hết sức lưu ý. Nếu chẳng may bé nhà mình rơi đúng vào trường hợp hiếm gặp kia. Thì các mẹ hãy nhớ tránh cho trẻ ăn cả các sản phẩm khác có chứa ca cao.
8. Dứa cũng là thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé :
Dứa là một loại quả lành, giàu vitamin, tuy nhiên nhiều trẻ lại bị dị ứng khi ăn dứa. Biểu hiện thường gặp nhất là bị ngứa, nổi mẩn hoặc đau bụng. Vậy nên, các mẹ cũng nhớ chú ý khi cho bé ăn dứa. Để an toàn hơn, trước khi cho trẻ ăn dứa các mẹ nên gọt sạch sẽ, cắt nhỏ và ngâm qua với nước muối nhạt rồi mới cho trẻ ăn.
Khi trẻ bị dị ứng thực phẩm, bố mẹ phải làm sao?
➡️ Ngay lập tức cho trẻ ngưng sử dụng các loại thực phẩm đang ăn và theo dõi triệu chứng.
➡️ Đắp nước lạnh lên vị trí nổi ban đỏ, gây ngứa ngáy trên da trẻ.
➡️ Cho trẻ nghỉ ngơi và sử dụng các loại thức ăn mềm, thức ăn dễ tiêu hóa.
➡️ Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh mặc đồ bó sát khiến cho da trẻ dễ bị kích ứng hơn.
➡️ Lau người cho trẻ bằng nước ấm và hạn chế để trẻ bị lạnh.
➡️ Cho trẻ ăn thức ăn khi còn ấm, tuyệt đối không cho trẻ dùng các thức ăn nguội lạnh vì chúng rất dễ gây tổn thương tỳ vị và hàn thấp.
➡️ Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
➡️ Khi trẻ có biểu hiện trở nặng như khó thở, thì phải nhanh chóng cho các bé đến ngay bệnh viện gần nhất để bác sĩ có thể thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Như vậy, bài chia sẻ trên đây chúng tôi đã gợi ý một số thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên loại bỏ dần những tác nhân dễ gây dị ứng. Tránh trường hợp kiêng không hợp lý khiến cơ thể trẻ bị thiếu chất, khó phát triển. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các mẹ trong lần đầu chăm con trở nên suôn sẻ hơn.
-> Siro ăn ngon Navikid Học Viện Quân Y – Giải pháp tối ưu cho trẻ biếng ăn.