MỤC LỤC BÀI VIẾT
Nôn trớ, tiêu chảy và táo bón là những dấu hiệu thường thấy của bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ bị kém phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ.
–> Trẻ mới tập ăn dặm các mẹ nên chọn thực phẩm nào là tốt nhất?
–> Bổ sung chất béo cho trẻ ăn dặm và những sai lầm không ngờ của các mẹ
–> Cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ cực kỳ hiệu quả mà các mẹ nên biết
1.Các bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Chức năng tiêu hóa ở trẻ nhỏ vẫn chưa hoàn chỉnh nên các bé rất dễ mắc các bệnh rối loạn tiêu hóa. Mặc dù các căn bệnh này không quá nguy hiểm nhưng sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình phát triển của trẻ. Dưới đây là một số bệnh rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ:
– Trào người dạ dày thực quản. Đây là hiện tượng trào ngược các chất bên trong dạ dày vào thực quản. Nếu trẻ nôn ít, bú mẹ bình thường và lên cân đều thì không có gì phải quá lo lắng. Hiện tượng này sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên.
– Táo bón. Đây là một loại rối loạn cơ năng thường gặp hoặc là triệu chứng biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau. Nếu trẻ nhỏ ăn quá nhiều chất đạm, nhiều mỡ, ít chất khoáng sẽ dễ mắc chứng táo bón. Các mẹ nên cho bé ăn nhiều rau, hoa quả để giảm chứng táo bón hiệu quả.
– Tiêu chảy. Biểu hiện là trẻ đi ngoài phân lỏng hơn 3 lần mỗi ngày. Đây là bệnh thông thường nhưng khi tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến mất chất điện giải, mất nước trầm trọng. Nếu không được xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ.
– Loạn khuẩn đường ruột. Bệnh thường gặp do trẻ dùng kháng sinh liều cao trong thời gian dài để trị các bệnh Ngoài ra, thời tiết thay đổi hay dinh dưỡng không hợp lý cũng khiến bé bị loạn khuẩn đường ruột.
2.Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
– Mất cân bằng hệ vi sinh sinh lý do chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt không hợp lý, uống nhiều thuốc kháng sinh. Nếu tình trạng này kéo dài, ngoài hậu quả gây rối loạn tiêu hóa còn có thể khiến bé bị suy dinh dưỡng, viêm đại tràng mãn tính
– Hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu nên dễ bị các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập. Khi đó, trẻ thường biếng ăn, hay nôn trớ, mắc chứng tiêu chảy hoặc táo bón… Cơ thể càng suy dinh dưỡng, trẻ sẽ càng yếu và càng dễ mắc bệnh trầm trọng hơn.
– Trẻ phải dùng thuốc kháng sinh trong suốt thời gian dài. Thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn gây hại mà còn hủy luôn cả những vi khuẩn có lợi. Vì thế dễ dẫn đến tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
– Chế độ dinh dưỡng của trẻ chưa hợp lý . Những trẻ biếng ăn sẽ không hấp thụ được các dưỡng chất cần thiết. Dễ dẫn đến suy dinh dưỡng và kìm hãm sự phát triển của cơ thể.
3.Cách phòng tránh bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
– Dạy trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tập thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
– Cho bé bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu giúp bé tăng cường hệ miễn dịch.
– Xây dựng thực đơn dinh dưỡng đa dạng, lành mạnh, phù hợp với các giai đoạn phát triển.
– Theo dõi sát sao sự phát triển và thay đổi thể chất ở trẻ. Khi thấy có bất kỳ dấu hiệu nào của rối loạn tiêu hóa. Mẹ nên sớm đưa bé tới các phòng khám nhi để được khám và nhận lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.
Siro ăn ngon Navikid Học Viện Quân Y – Giải pháp tối ưu cho trẻ biếng ăn