MỤC LỤC BÀI VIẾT
Tỏi đen là thực phẩm được người dân ưa chuộng sử dụng những năm gần đây, bởi nó được mệnh danh là “thần dược” cho sức khỏe. Cùng Dược phẩm Học viện quân y tìm hiểu xem Tỏi đen có công dụng gì? và Ăn tỏi đen có tốt không? nhé.
Thông tin về tỏi đen
Tỏi đen là gì?
Tỏi đen là sản phẩm được lên men từ tỏi trắng trong điều kiện nghiêm ngặt về thời gian, nhiệt độ và độ ẩm. Thời gian lên men khá dài từ 30 đến 60 ngày.
Tỏi tươi được lên men sau một khoảng thời gian trong điều kiện nhiệt độ từ 60 – 90 độ C và độ ẩm từ 80 – 90%. Lúc này tỏi sẽ chuyển thành màu đen. Các tế bào tỏi bị phá vỡ trong quá trình lên men nên chất Anilin trong tế bào sẽ bị oxi hóa thành các hợp chất SAC, Ajoene, Allyl Mercapto Cysteine…Hầu hết các Anilin bị oxi hóa cho nên tỏi đen Không có mùi vị khó chịu như tỏi trắng, tỏi đen có mùi thơm, vị ngọt thanh, mềm dẻo.
Giá trị dinh dưỡng của tỏi đen so với tỏi trắng
Đặc biệt, tỏi đen có hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao hơn nhiều so với tỏi trắng.
- Axit amin dễ hấp thụ cao gấp 311%
- Hàm lượng Carbohydrate tăng từ 28,7% lên 47,9%
- Polyphenol tăng từ 0,08 – 0,1% lên 0,5 – 2%
- Hàm lượng canxi, sắt, magie, kẽm, selen, vitamin B1, B6 tăng
- Xuất hiện các hợp chất S-Allyl-S-Cysteine, Alliin, Isoalliin, Methionin, Cycloalliin, các dẫn chất của Cysteine, dẫn chất Tetrahydro-Β-Carboline
Phân loại các loại tỏi đen
Là loại tỏi được lên men từ những củ tỏi bình thường có nhiều nhánh không bị sâu, lép. Sau lên men củ tỏi vẫn giữ được số nhánh như ban đầu nhưng có mùi vị thơm và dễ ăn hơn.
Tỏi cô đơn hay tỏi 1 nhánh, tỏi mồ côi được hình thành do sự không bình thường trong sự phân nhánh khiến củ tỏi chỉ có 1 nhánh duy nhất. Do rễ tỏi chỉ phải nuôi một nhánh lên hàm lượng các chất dinh dưỡng, các dược chất có trong tỏi cô đơn lớn hơn so với tỏi bình thường. Tỏi đen cô đơn cũng có mùi vị thơm hơn tỏi bình thường.
Ăn tỏi đen có tốt không?
Cùng tìm hiểu Một số tác dụng của tỏi đen kể đến dưới đây sẽ trả lời cho bạn rằng ăn tỏi đen có tốt hay không:
Tỏi đen giúp phòng ngừa ung thư
Thành phần axit amin cystein và S-allylcysteine có trong tỏi đen giúp ức chế sự phát triển và lan rộng của tế bào ung thư. Chính những hợp chất này đã giúp cho tỏi đen có tác dụng hỗ trợ điều trị một số loại bệnh ung thư như: đại tràng, dạ dày, gan, vú,… Do đó, khi đã biết ăn tỏi đen có tác dụng gì rất nhiều người đã bổ sung loại củ này vào bữa ăn hàng ngày của gia đình mình.
Phòng chống nhiễm trùng
Vẫn là hoạt chất S-allylcysteine trong tỏi đen, nó không chỉ giúp phòng ngừa bệnh ung thư mà còn giúp cơ thể hấp thụ được một hợp chất ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng và viêm da là allicin. Mặt khác, S-allylcysteine còn giúp cho vết thương nhanh lành hơn nên giảm thiểu tối đa nguy cơ bị nhiễm trùng.
Phòng ngừa tiểu đường
Thường xuyên ăn tỏi đen với lượng dùng phù hợp và đúng cách giúp cho nồng độ cholesterol trong cơ thể được hạ xuống mức thấp. Vì thế mà nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cũng được giảm thiểu.
Tỏi đen giúp phòng ngừa lão hóa
Trong tỏi đen có rất nhiều các loại vitamin, protein và chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa da đồng thời hỗ trợ điều trị một số bệnh về da như đồi mồi, nám, nhăn nheo,…
Giảm nguy cơ đối với bệnh tim
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất chống oxy hóa có trong tỏi đen còn thúc đẩy quá trình lưu thông hệ tuần hoàn, hỗ trợ chức năng và củng cố sức khỏe hệ tim mạch đồng thời ngăn ngừa nguy cơ bị bệnh tim do tiểu đường.
Ngoài ra, hàm lượng polyphenol trong tỏi đen còn cao gấp 5 lần tỏi thường nên trái tim của chúng ta cũng sẽ được bảo vệ tối ưu trước tác hại của các gốc tự do. Thêm một điều không thể bỏ qua nữa là tỏi đen giúp bảo vệ thành mạch nhờ đó ngăn ngừa xơ vữa động mạch để không bị đột quỵ.
Một số tác dụng khác
Tỏi đen có vị ngọt và không hăng nên mẹ bầu sẽ cảm thấy rất dễ ăn. Đặc biệt loại củ này có rất nhiều thành phần tốt với phụ nữ mang thai như: hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ; cải thiện hệ miễn dịch để chống lại bệnh cảm cúm, ho,…
Những công dụng như trên chúng ta có thể khẳng định ăn tỏi đen tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên ăn với số lượgn và cách ăn như thế nào cho đúng thì bạn xem tiếp nội dung bên dưới nhé.
Ăn tỏi đen thế nào cho đúng?
Tỏi đen rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên cũng cần phải có liều dùng phù hợp. Dưới đây là một số cách ăn và liều dùng tốt cho sức khỏe con người:
Ăn trực tiếp
Nếu bạn thắc mắc tỏi đen ăn như thế nào thì ăn trực tiếp chính là câu trả lời đơn giản nhất. Bạn chỉ cần bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài lấy phần tép tỏi để ăn sống. Mỗi ngày 2 – 4 củ. Đây cũng là cách phổ biến để chữa gout bằng tỏi đen.
Uống nước ép tỏi đen
Bạn cũng có thể lấy 3 – 5g tỏi đã bóc vỏ cho vào máy xay cùng với 100ml nước. Sau đó đổ ra cốc và thưởng thức.
Tỏi đen ngâm mật ong
Lấy từ 125 – 150g tỏi đã bóc vỏ ngâm cùng mật ong trong lọ thủy tinh. Sau 3 tuần bạn đã có thể sử dụng hỗn hợp này. Bài thuốc này chữa cảm lạnh, viêm họng hiệu quả.
Tỏi đen ngâm rượu
Nếu có thể uống rượu thì đây là một gợi ý cho bạn. Lấy 200g tỏi bóc vỏ ngâm cùng 1 lít rượu nếp . Sau 1 tuần là có thể dùng được. Mỗi ngày dùng 50ml. Lưu ý là không nên uống nhiều vì sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Sử dụng như một loại gia vị
Bạn có thể sử dụng nó như một loại gia vị nêm nếm vào món ăn thay cho tỏi thường. Bạn cũng có thể thêm nó vào các loại nước chấm như nước mắm. Tạo hương vị cho món bánh mì nướng, salad, súp, cà ri. Làm lớp phủ cho món pizza. Dùng trong món tráng miệng, ví dụ như bánh bông lan, bánh pudding trứng…
Những Ai không nên ăn tỏi đen?
Tuy có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng vẫn có một số trường hợp không nên dùng tỏi đen, hoặc nếu bạn muốn dùng thì nên tham khảo ý kiến của bác sỹ:
- Phụ nữ mang thai, người có tạng nhiệt, nóng sốt,…thì không nên dùng nhiều tỏi.
- Người dị ứng với tỏi nếu cố tình sử dụng có thể gây ngứa ngáy, thậm chí tăng huyết áp.
- Người dùng thuốc chống đông máu không nên sử dụng nhiều.
- Người mắc bệnh tiêu chảy.
- Người bị huyết áp thấp.
- Người mắc bệnh về mắt: Một số người, hay với cả những người phụ nữ sau khi đẻ, có nhiều chứng bệnh về mắt, tai, ù tai, chóng mặt, và việc sử dụng tỏi đen trong trường hợp này sẽ gây cho thị lực và tổn thương mắt nặng hơn.
- Người mắc bệnh về thận: Tỏi đen vẫn còn những vị hăng cay. Chính vì thế mà điều trị về bệnh về thận không nên ăn, do sẽ gây những phản ứng với thuốc điều trị tạo ra những tác dụng không mong muốn.
- Người bị bệnh về gan.
- Người bị bệnh đau dạ dày không nên sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng Tỏi đen
- Không dùng tỏi đã hết hạn sử dụng, tỏi có dấu hiệu mốc, hư hỏng.
- Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 3 – 5g, không nên lạm dụng. Tác hại của tỏi đen khi sử dụng với số lượng lớn là làm tăng nguy cơ chảy máu, gây táo bón, nóng trong.
- Khi ăn nên nhai kỹ.
- Thời điểm tốt nhất ăn tỏi đen là ăn trong hoặc ngay sau bữa ăn. Vì dịch vị sẽ giúp cơ thể dễ dàng hấp thu dưỡng chất từ tỏi và tránh ảnh hưởng xấu tới dạ dày.
- Người dùng tỏi đen ngâm rượu lâu ngày cũng phải cẩn thận khi sử dụng, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Trên đây Dược phẩm Học viện quân y đã cung cấp những thông tin giúp bạn trả lời được câu hỏi ăn tỏi đen có tốt không? Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.