Tác dụng của Lá sen cạn

La Cay Sen Can
Sen cạn là một loài hoa được ưa chuộng trong ẩm thực, trang trí, nhưng ít tai biết rằng Sen cạn có nhiều công dụng tốt với sức khỏe con người. Cùng tìm hiểu bài việt về cây sạn cạn, Tác dụng của Lá sen cạn dưới đây nhé.
 

Cây sen cạn là gì

Nguồn gốc, ý nghĩa cây sen cạn

Cây sen cạn (còn được gọi là hạn hà thảo, hà diệp liên,…) có tên khoa học là Tropaeolum majus L.
Lần đầu tiên loài thực vật này được phát hiện là vào thế kỷ thứ 16 tại đất nước Peru, với màu đỏ của hoa nên hoa sen cạn có được gọi là “hoa màu máu” của Peru và sau này được tìm thấy ở Mexico, Chile. Hiện nay sen cạn đã được du nhập và trồng nhiều tại Việt Nam.
Đây là loài cây mang ý nghĩa vô cùng hay ho, được biết đến là biểu tượng của sự thành công từ những cố gắng không ngừng nghỉ, vượt qua mọi gian khó.

Ý nghĩa phong thuỷ cây sen cạn

Hoa thường có màu đỏ và vàng, có thể mang đến may mắn, bình an. Dựa theo quy luật phong thuỷ ngũ hành thì hoa sen cạn có màu đỏ tương sinh với mệnh Hoả và hoa màu vàng tương sinh với mệnh Kim, do đó cây rất phù hợp với người mệnh Hỏa, Kim, Thổ.

Đặc điểm, phân loại cây sen cạn

Có tên sen cạn là vì lá của loại thực vật này nhìn giống lá sen. Đây là một loại cây thảo mọc leo hoặc không leo, sống hàng năm. Lá có cuống dài đính ở giữa phiến lá tròn, mép nguyên, mặt trên màu lục nhạt, mặt dưới trắng mốc. Hoa mọc ở nách lá, màu vàng, vàng cam hay đỏ, 5 cánh hoa không bằng nhau. Quả lớn, chứa 3 hạt. Sen cạn được trồng nhiều nơi để làm cảnh, làm rau ăn và làm thuốc. Cây được trồng ở vườn, dọc hàng rào. Hoa nở vào tháng 5 – 9. Các bộ phận làm thuốc là toàn cây, có thể thu hái toàn cây quanh năm.
Lá non được dùng ăn sống hoặc nấu súp với khoai tây. Nụ hoa và quả xanh dùng ngâm giấm làm gia vị, có mùi vị như rau cải soong, ăn rất ngon miệng.
– Lá sen cạn có dạng hình tròn như lá sen nước hoặc lá súng cỡ nhỏ. Nhờ đặc tính mềm và dễ chế biến, lá sen cạn có thể được dùng trong salad hoặc trộn trong các món ăn kèm với xốt pesto.
 – Lá sen cạn là loài lá có thể ăn liền, có vị cay giống như tiêu, phần lá cay nồng hơn hoa.
Dac Diem Phan Loai Cay Sen Can
Dac Diem Phan Loai Cay Sen Can

Phân bố thu hái và chế biến

  • Ở nước ta sen cạn chủ yếu mới thấy trồng làm cảnh. Vốn nguồn gốc ở Nam Mỹ từ Chilê đến Mêhicô. Tại những nước này, sen cạn cung cấp những tràng hoa ăn làm gia vị, củ loài T. tuberosum phơi nắng cho một chất hắc cay được dùng làm thức ăn (Pêru và Bôlivi).
  • Một số nơi dùng hạt làm thuốc. Mùa thu quả chín, phơi khô, đập lấy hạt. phơi khô lần nữa mà dùng.

Thành phần hóa học

  • Toàn cây đều chứa những tế bào có myrosin và một gtucozit chứa sunfua gọi là glucotropeolozit, đồng đẳng dưới của gluconasturtozit có tính cải soong, khi thủy phân cho tinh dầu izothioxyanai benzyl.
  • Trong 100g lá sen cạn tươi có chứa 265mg vitamin C (cao hơn hầu hết các loại rau khác: rau ngót 185mg, rau dền đỏ 89mg, cải bông 70mg, cải soong 40mg). Các tế bào lá chứa myrosin và một glucosid chứa sulfur gọi là glucotropaeolosid. Ngoài ra, người ta còn chiết được chất tromalit có tác dụng kháng khuẩn gram dương và gram âm nhưng lại giữ nguyên vẹn hệ vi khuẩn đường ruột. Chất kháng khuẩn tập trung nhiều ở hạt, đó là một chất có mùi thơm, màu hơi vàng, đông đặc ở 40C, tan ở trong nhiều dung môi hữu cơ, nhất là ether ethylic.
  • Hạt sen cạn đã được người dân Peru sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời. Dùng chữa trị một số bệnh viêm nhiễm như viêm phế quản, viêm bàng quang. Hoa sen cạn cũng chứa một lượng vitamin C khá cao (130mg trong 100g hoa tươi).

Tác dụng của Lá sen cạn

Tác dụng đối với sức khỏe

Trong Đông y, từ hoa đến lá sen cạn đều đóng góp rất nhiều bài thuốc quý. Có tính mát, vị cay nhẹ, hơi chua. Sen cạn có khả năng trị ho, cầm máu, thanh nhiệt, giải độc, điều kinh, nhuận trường, lợi tiểu,…

Tuy nhiên, người có tiền sử hoặc đang mắc viêm loét dạ dày nên cẩn trọng tham khảo bác sỹ trước khi dùng.

Nguyên liệu làm món ăn, đồ uống

Hoa và lá sen cạn có thể dùng làm rau ăn kèm, salad hoặc nấu súp, hầm cùng khoai tây,… Nụ hoa và quả có vị gần giống với cải xoong thường được dùng ngâm giấm để làm gia vị. Hoa có màu sắc rực rỡ còn dùng để trang trí cho món ăn thêm phần sinh động.

La Sen Can Lam Nguyen Lieu Lam Mon An Do Uong
La Sen Can Lam Nguyen Lieu Lam Mon An Do Uong

Một số bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian

  • Chữa ho do lạnh: Lá sen cạn tươi 20 – 30g hoặc hạt sen cạn 2 – 3g, giã nhỏ.  Hãm với 100ml nước sôi trong 5 – 10 phút. Chia 2 – 3 lần uống sau bữa ăn. Có thể thêm ít đường hoặc chất thơm cho dễ uống.
  • Chữa táo bón: Quả sen cạn đã chín, phơi khô 0,6 – 1g nghiền thành bột. Sau đó trộn với đường hoặc mật ong, uống trước khi đi ngủ. Có thể dùng quả tươi nghiền nát, lấy 1 – 3 thìa cà phê nước quả, thêm để uống, 10 ngày một liệu trình.
  • Chữa tiểu tiện khó khăn: Lá sen cạn 20 – 30g, sắc với 500ml nước, còn lại 200ml. Chia 2 lần uống trong ngày, sau khi ăn từ 2 giờ.
  • Chữa rụng tóc: Hoa sen cạn 100g, hạt tươi 100g. Rửa sạch cho vào ấm đổ 1000ml nước, sắc còn 300ml. Lấy nước thuốc đã sắc xoa vào tóc ngày 1 lần giúp cho tóc mọc nhanh hơn.
Chú ý: Sen cạn có thể gây kích ứng trên niêm mạc dạ dày, người viêm loét dạ dày cần thận trọng khi dùng. Để bài thuốc đem lại hiệu quả cần được thầy thuốc Đông y  tư vấn thăm khám.        
 

Cách trồng và chăm sóc cây sen cạn

 Cách trồng cây sen cạn tại nhà
Hãy chọn đất tơi xốp, có độ thoáng khí cao và giàu dưỡng chất. Vì cây sen cạn khá nhạy cảm, khó phát triển nhiệt độ hay độ ẩm quá cao, cho nên nhiệt độ vào khoảng 16-28 độ C và độ ẩm trung bình từ 50-70% là điều kiện khí hậu thích hợp nhất khi trồng sen cạn.
Khi bắt đầu trồng, bạn lột nhẹ lớp vỏ bao bọc bên ngoài hạt. Thọc nhẹ lỗ nhỏ trong chậu sau đó cho hạt vào và lấp đất lại rồi tưới nước. Sau khi cây đã ra rễ, bạn có thể dời cây ra sau vườn, nên đặt dưới bóng râm hoặc gốc cây lớn.
Khi nền đất nơi trồng sen cạn khô, bạn nên tiến hành tưới nước 2-3 lần/tuần. Có thể thêm phân bón để cung cấp dưỡng chất cho cây. 
Sen cạn là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc nhưng vẫn có khả năng nhiễm bệnh do côn trùng. Cho nên hãy chú ý quan sát quá trình phát triển của cây nhằm kịp thời can thiệp.
Trên đây, Dược phẩm Học viện quân y đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích:  Cây sen cạn, Tác dụng của Lá sen cạn? Một số bài thuốc từ Cây sen cạn.  Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.