Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân – giải pháp tốt nhất cho mẹ

Trẻ ăn nhiều nhưng chậm tăng cân

Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân là nỗi lo lắng của rất nhiều bậc phụ huynh, không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất của trẻ mà còn là dấu hiệu sớm của suy dinh dưỡng.

Rất nhiều phụ huynh phản ánh việc trẻ nhà mình ăn nhiều nhưng không tăng cân mặc dù đã tìm nhiều biện pháp khắc phục. Vậy đâu là nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp cho trẻ ăn nhiều nhưng chậm tăng cân hiệu quả nhất. Chúng ta hãy cùng tìm nhau tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Trẻ ăn nhiều nhưng chậm tăng cân
Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ ăn nhiều nhưng chậm tăng cân

Dấu hiệu rõ ràng nhận biết trẻ ăn nhiều nhưng chậm tăng cân là dựa vào chỉ số cân nặng của bé vào mỗi tháng. Trong 3 tháng đầu bé tăng cân từ 140gr đến 210gr. Từ 3 đến 6 tháng tuổi mỗi tháng bé tăng khoảng 105gr đến 147gr. Từ 6 đến 12 tháng tuổi, bé sẽ tăng trung bình từ 70gr đến 91gr. Từ 12 tuổi trở đi bố mẹ có thể dựa và bảng chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ em biết được trẻ nhà mình có đạt tiêu chuẩn hay không để có những giải pháp hiệu quả nhất.

Ngoài cân nặng, mẹ có thể nhận biết trẻ chậm tăng cân qua một số biểu hiện:

– Con thờ ơ với môi trường xung quanh, gọi không chú ý.

– Con tránh nhìn trực diện vào người khác.

– Bé thường xuyên mệt mỏi, uể oải, kém linh hoạt, ngủ không ngon giấc.

– Bé không đạt được các mốc phát triển như những trẻ bình thường khác về ngồi, bò và nói chuyện.

2. Nguyên nhân khiến Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân

  • Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân do cách chăm sóc chưa đúng cách

+ Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và kéo dài đến 12 tháng. Từ tháng thứ 6 trở đi cho trẻ ăn dặm kết hợp sữa mẹ hoặc sữa công thức. Bởi giai đoạn này trẻ có nhu cầu cao hơn về năng lượng, nhu cầu về sắt, nhu cầu về vitamin A trong khi đó sữa  mẹ hoặc sữa công thức không còn đáp ứng đủ. Vì vậy trẻ cần được bổ sung chất dinh dưỡng từ các nguồn thức ăn ngoài.

+ Khi Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân trong thời gian dài thì mẹ cần chú ý về thành phần trong bữa ăn hằng ngày của trẻ cần đáp ứng đủ 4 nhóm dưỡng chất: chất bột, đạm, đường, chất béo. Ngoài ra nên chọn thực phẩm bổ sung nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C, chất xơ, carbohydrate, protein và đạm. Linh hoạt các món ăn thường xuyên thay đổi món phù hợp với khẩu vị của trẻ. Cách kết hợp giữa các loại thực phẩm, món ăn với nhau có làm giảm chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và tiêu hóa của trẻ không?

+ Cho trẻ ăn đều đặn tránh bỏ bữa. Tránh cho trẻ ăn quá nhiều một lần để quy trình tiêu hóa của bé bị ảnh hưởng và khả năng hấp thụ dinh dưỡng bị hạn chế.

Thành phần trong bữa ăn hằng ngày của trẻ cần đáp ứng đủ 4 nhóm dưỡng chất: chất bột, đạm, đường, chất béo
Thành phần trong bữa ăn hằng ngày của trẻ cần đáp ứng đủ 4 nhóm dưỡng chất: chất bột, đạm, đường, chất béo
  • Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân do cơ thể trẻ không đủ enzym tiêu hóa

Đối với trẻ khỏe mạnh, bình thường thì hệ tiêu hóa luôn có chứa đầy đủ các loại enzyme cần thiết. Trong một số trường hợp như: sau đợt ốm, suy dinh dưỡng; trẻ ăn quá nhiều bữa trong ngày…. enzym nội sinh trong cơ thể trẻ tiết ra không tốt, dẫn đến tình trạng thiếu enzym. Điều này thường gây ra tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi, ăn vào lại ói ra, ăn không tiêu và lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn. Ngoài ra, khi các chất lipid, glucid, protid không được cơ thể hấp thụ hết thường khiến trẻ có hiện tượng đi ngoài phân sống, tiêu chảy.

  • Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân do bị rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn

Việc sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh nhiễm trùng (viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản…) làm mất đi sự cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể trẻ. Tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại gây bệnh đường ruột phát triển khiến cơ thể trẻ hấp thu dưỡng chất kém. Việc bổ sung men vi sinh bằng cách cho trẻ ăn sữa chua, hoặc sử dụng các loại thực phẩm chức năng, các dược phẩm có chứa các vi khuẩn có lợi cho đường ruột sẽ giúp bé dễ tăng cân hơn.

  • Bị nhiễm giun, sán là nguyên nhân khiến trẻ ăn nhiều nhưng chậm tăng cân

Khi trẻ bị bệnh nhiễm giun, sán, lúc đó cơ thể đã bị các ký sinh trùng đường ruột này chia bớt lượng thức ăn khi được ăn vào. Cần tẩy giun định kỳ với trẻ trên 2 tuổi tối đa 6 tháng/ lần để trẻ không phải chịu nhiều nguy cơ của việc nhiễm giun sán.

3. Giải pháp cho trẻ ăn nhiều nhưng chậm tăng cân

  • Chế độ dinh dưỡng đúng cách: Cho trẻ ăn dặm đúng độ tuổi ( từ 4-6 tháng) . Khi bé được 1 tuổi sữa mẹ không cung cấp đủ dinh dưỡng vì vậy bên cạnh việc cho bú cần bổ xung thêm các dinh dưỡng khác theo tiêu chuẩn hợp lý. Cho bé ăn đa dạng và đủ chất chú ý trong mỗi bữa ăn đều có đủ 4 nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau).
  • Tăng lượng dầu mỡ trong bữa ăn của bé: nhóm chất béo rất quan trọng trong việc phát triển cân nặng của trẻ. Vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm, giúp hình thành mô mỡ và tăng khả năng hấp thu các vitamin tan trong dầu quan trọng của cơ thể như vitamin A,D,E,K . Mỗi chén bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ.
  • Cho bé uống đủ sữa mỗi ngày cả về lượng và chất: Sữa là một trong những nguồn dinh dưỡng dễ hấp thu nhất cho bé. Nhu cầu uống sữa ở mỗi trẻ, mỗi độ tuổi khác nhau nhưng vẫn có 1 giới hạn lượng sữa mà bé có thể uống hằng ngày. Mẹ nên bổ sung thêm các loại sữa giúp bé tăng cân tốt để tăng nguồn dưỡng chất cho bé mỗi ngày.
  • Tăng số lượng bữa ăn hằng ngày: có thể cho bé ăn ngày 5-6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa. Các bữa ăn phụ hoặc món ăn vặt chỉ nên ăn ngay sau bữa ăn chính xem như bổ xung . Tránh tình trạng trẻ bị ngang dạ.
  • Không lạm dụng quá nhiều chất đạm: trẻ nhỏ hệ tiêu hóa còn non yếu khi bổ sung quá nhiều chất đạm trẻ sẽ không hấp thu hết protein dẫn đến tình trạng dư thừa ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Tẩy giun định kỳ cho bé 6 tháng một lần
Trẻ chậm tăng cân đã có siro ăn ngon Navikid
Trẻ chậm tăng cân đã có siro ăn ngon Navikid

Để bé tăng cân và cao lớn nhanh, ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý hàng ngày, cần phải giúp bé hấp thu hết các dưỡng chất từ thực phẩm. Hiện nay các mẹ đang truyền tai nhau sản phẩm siro ăn ngon navikid, sản phẩm được các nhà khoa học của học Viện Quân Y nghiên cứu và sản xuất. Siro ăn ngon có bổ xung taurine – một trong các axit amin thiết yếu cần có trong bữa ăn hằng ngày, giúp tăng chuyển hoá chất dinh dưỡng, từ đó kích thích ăn ngon. Ngoài ra sản phẩm bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết cho trẻ, kích thích hệ tiêu hóa trẻ theo cơ chế tự nhiên từ đó giúp giải quyết triệt để tình trạng biếng ăn ở trẻ.