MỤC LỤC BÀI VIẾT
Cà gai leo hiện nay được dùng khá phổ biến vì những công dụng tuyệt vời mà nó đem lại tới sức khỏe con người. Những vấn đề là sử dụng cà gai leo có tác dụng phụ không? là câu hỏi nhiều người băn khoăn. Để làm rõ thông tin này, bài viết dưới đây Dược Phẩm Học Viện Quân Y sẽ giải đáp vấn đề tác dụng phụ của cà gai leo.
>>> Xem thêm: Người bình thường có nên uống cà gai leo không?
Đặc điểm của cây cà gai leo
Những thông tin cung cấp về cây cà gai leo dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về những đặc điểm, thành phần, công dụng của loại cây này.
- Cà gai leo là tên gọi trong dân gian: cà gai cườm, cà Hải Nam, cà quánh…
- Tên khoa học là Solanum hainanense Hance hoặc Solanum procumbens Lour.
- Các thành phần có trong cà gai leo bao gồm có alkaloid, acid amin, sterol, aponin, flavonoid…Trong đó Flavonoid được biết đến là một trong những chất chống oxy cực mạnh giúp cho việc ức chế việc phát triển các tế bào ung thư, xơ gan..
- Thêm vào đó, ở rễ và lá còn có nhiều dược tính có lợi cho sức khỏe như ihysrolanosterol, Solamin A, B. Các thành phần này, đặc biệt giúp cho việc giảm đau, kháng viêm. Chính vì vậy, loại cây này được sử dụng rất nhiều vào việc điều trị xương khớp.
- Do đặc tính của cà gai leo có vị ngăm đắng, tính ấm nên trong đông y vị thuốc này được sử dụng để tiêu độc, trừ ho, giảm đau, cầm máu và tán thấp.
Những tác dụng chính của cà gai leo với người dùng
Theo các nghiên cứu của những nhà nghiên cứu về y học đã chỉ ra những công dụng chính của cà gai leo bao gồm:
Hỗ trợ điều trị viêm gan do virus, giải độc gan, gan nhiễm mỡ
Trong cà gai leo có nhiều loại hoạt chất, nhất là glycoalcaloid. Có thể hỗ trợ điều trị viêm gan virus nói chung và viêm gan B nói riêng. Không những thế, việc dùng cà gai leo chữa bệnh còn giúp cải thiện hệ miễn dịch cũng như các triệu chứng bệnh viêm gan. Glycoalkaloid ở trong cà gai leo không chỉ giúp điều trị viêm gan virus mà còn có thể làm chậm quá trình tiến triển xơ gan cũng như làm giảm mức độ xơ gan ở giai đoạn sớm.
>>> Xem thêm: Cà gai leo có chữa được gan nhiễm mỡ không?
Tác dụng giải độc rượu
Các hoạt chất có trong cà gai leo giúp cho việc biểu hiện của cơn say được giảm đi rõ rệt như đau đầu, loạng choạng, chất độc của rượu ngấm vào trong cơ thể.
Hoạt chất glycoancaloid có trong cà gai leo là một trong những chất có khả năng chống oxy hóa mạnh. Giúp chống gốc tự do để loại tế bào này khó có thể phát triển được. Bởi vậy, mà cà gai leo luôn được coi là vị thuốc quý có tác dụng ức chế quá trình ung thư diễn ra nhanh chóng, đồng thời phòng chống ung thư.
Tác dụng chữa đau lưng, rắn cắn
Cây cà gai leo còn có tác dụng giảm đau lưng hiệu quả. Thêm vào đó, thành phần trong dược liệu còn giúp cơ thể giải độc tố của rắn xâm nhập vào cơ thể.
Ngoài ra cây cà gai leo còn có công dụng hỗ trợ chữa vàng mắt, da mẩn ngứa, mụn nhọt, tê thấp, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Hỗ trợ điều trị cảm cúm
Cà gai leo có chứa hoạt chất flavonoid và alkaloid, đem đến khả năng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Từ đó, loại thảo dược này thường được sử dụng phổ biến trong điều trị cảm cúm. Giúp cải thiện triệu chứng bệnh một cách nhanh chóng và an toàn. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên môn để sử dụng thuốc điều trị đi kèm trong trường hợp cần thiết.
>>> Xem thêm: Giải độc gan Megatech Học viện Quân y giải pháp bảo vệ gan toàn diện
Cà gai leo làm giảm cơn đau nhức xương khớp
Cà gai leo có tính ấm, vị hơi the, chứa hàm lượng độc tố không đáng kể. Qua đó giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi dùng. Loại thảo dược này cũng được đánh giá cao về công dụng giảm đau nhức xương khớp, sụn khớp do bệnh lý hoặc thay đổi thời tiết.
Đối với bệnh nhân mắc chứng thoái hóa xương khớp, cây cà gai vừa giúp cải thiện triệu chứng, vừa bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm hàn. Điều này đóng vai trò rất quan trọng bởi phong hàn rất dễ đi kèm với thoái hoá khớp, khiến tình trạng bệnh luôn trong tình trạng tái phát liên tục.
Một số tác dụng phụ của cà gai leo
Có nhiều công trình khoa học đã nghiên cứu đã chứng minh rằng ở dưới dạng chiết xuất toàn phần thì cà gai leo không hề gây độc hay có bất kỳ tác dụng phụ nguy hại tới sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng do sử dụng sai liều lượng. Người dùng có thể gặp phải một số tác dụng phụ của cà gai leo như: đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, dị ứng da, đi ngoài,…
Với việc sơ chế dạng thô thì bạn đặc biệt phải lưu ý đến liều lượng sử dụng cũng như thời gian đun nấu. Để đảm bảo mang đến hiệu quả tốt nhất, cơ thể không bị kích ứng. Theo khuyến cáo của các bác sĩ thì chỉ nên sử dụng từ 20 – 30g cà gai leo một ngày.
Một Số Câu Hỏi Thường Gặp Về Cà Gai Leo
Tác dụng phụ của cà gai leo? Những ai không nên uống cà gai leo?
Những trường hợp sau đây không nên uống cà gai leo. Để tránh các tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe:
- Trẻ dưới 5 tuổi.
- Phụ nữ đang mang thai.
- Người bị huyết áp thấp.
- Người mắc bệnh lý về thận.
- Người đang điều trị bệnh lý theo phác đồ của bác sĩ.
Có nên sử dụng cà gai leo hằng ngày không?
Theo kết quả từ các công trình nghiên cứu liên quan đến tác dụng của cà gai leo. Loại thảo dược này không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, bạn có thể an tâm sử dụng mỗi ngày mà không lo ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tuy nhiên, liều lượng uống cà gai leo nên tuân theo chỉ định của bác sĩ đông y. Đặc biệt là với những người đang mắc bệnh lý về gan. Bạn có thể uống thay cho trà hoặc nước lọc mỗi ngày, đặc biệt phù hợp với:
- Người thường xuyên uống rượu bia, bị ngộ độc do rượu.
- Người mắc bệnh hen suyễn, ho, cảm cúm.
- Người mắc bệnh viêm gan virus, xơ gan, men gan cao, gan nhiễm mỡ…
- Người bị nổi mề đay, mẩn ngứa…
- Người khó tiêu, ăn uống kém.
Như vậy, qua bài viết trên Dược Phẩm Học Viện Quân y đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về tác dụng phụ của cà gai leo. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn. Dược Phẩm Học Viện Quân y chúc các bạn thật nhiều sức khỏe.
>>> Xem thêm: Cà gai leo Extra Viện Dược liệu Trung ương – Giúp thanh nhiệt giải độc gan