MỤC LỤC BÀI VIẾT
Cà gai leo từ xa xưa được coi là thần dược trong chữa bệnh, đặc biệt nổi tiếng trong việc điều trị những vấn đề liên quan tới gan. Người xưa thường sử dụng rễ, thân, lá cây cà gai leo để đưa ra những bài thuốc chữa bệnh. Nhưng ít ai bận tâm về quả cà gai leo có ăn được không? Có sử dụng để làm thuốc hay không? Bài viết này hãy cũng duocphamhocvienquany103.com tìm hiểu và giải đáp vấn đề này nhé!
Quả Cà Gai Leo Có Ăn Được Không? Đặc Điểm Của Cà Gai Leo Như Thế Nào?
Trước khi tìm hiểu về quả cà gai leo có ăn được không thì chúng ta cần nắm được đầy đủ thông tin về cây cà gai leo như thế nào nhé!
Đặc điểm của cây cà gai leo
Cây cà gai leo là loài thực vật thân leo, cây nhỏ và chúng có thể sống nhiều năm. Thân cây thường thì là thân nhẵn, hóa gỗ và phân cành nhánh nhiều. Bên cạnh đó trên các cành nhỏ cây cà gai leo có phủ lông tơ dày, hình sao. Trải dài suốt chiều dài thân là một lượng gai cong có màu vàng nhạt phân bổ gần nhau. Lá cây có hình bầu dục. Bề mặt trên của lá có gai nhỏ, mặt dưới có lớp lông nhỏ, mịn, màu trắng. Quanh thân cây lá cà gai leo hay mọc so le. Khi cà gai leo nở hoa thì hình dạng hoa của chúng có hình xim và mọc thành cụm.
>>> Xem thêm: Giải độc gan Megatech Học viện Quân y giải pháp bảo vệ gan toàn diện
Đặc điểm quả của cây cà gai leo
Đặc điểm quả cà gai leo có hình cầu rất mọng và căng. Khi còn xanh thì màu sắc xanh sẫm và khi chín có màu đỏ tươi cực bắt mắt. Hạt của cà gai leo có màu vàng và dạng dẹt , hình dáng tương đương với hạt ớt hoặc cà chua. Quả cà gai thường cho ra quả trong thời gian tháng 7 hoặc tháng 9 hàng năm.
Quả cà gai leo có ăn được không?
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bộ phận của cây cà gai leo đều có hàm lượng dược tính nhất định. Hàm lượng dược tính có trong quả cà gai leo cũng rất nhiều chỉ đứng sau hàm lượng có trong rễ cây. Do đó mà quả cà gai leo hoàn toàn có thể sử dụng làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh. Quả cà cũng có thể sử dụng để ăn hoặc phơi khô hãm trà. Nhưng do sản lượng quả thu hoạch rất ít. Quả cà gai leo thường được phơi khô để ươm cây giống.
Quả cà gai leo có tác dụng gì?
Quả cà gai leo được nghiên cứu có chứa nhiều hoạt chất quý như alkaloid và glycoalcaloid … tương tự như ở thân, rễ. Khi chín đỏ có thể mang đi phơi khô và hãm nước uống.
Tác dụng của quả cà gai leo cũng như các bộ phận của cây cà như sau:
- Hoạt chất glycoalkaloid có trong quả cà có công dụng bảo vệ gan tốt. Giúp kìm hãm, khả năng hoạt động của virus trong gan, ngăn chặn tình trạng xơ gan và chữa các bệnh liên quan đến gan.
- Quả cà gai leo có thể hãm nước uống giúp giải rượu hiệu quả
- Cà gai leo cũng có tác dụng điều trị rắn cắn. Nó giúp ngăn chặn nọc độc chạy vào các bộ phận của cơ thể.
- Solamin A và Solamin B là hai hoạt chất có tác dụng kháng viêm, giảm đau, đặc biệt là trong một số bệnh lý về xương khớp.
- Trong quả cà cai leo còn có hoạt chất flavonoid là chất chống oxy hóa cực mạnh. Không những giúp chống collagenase phát triển mà còn ức chế sự phát triển của các tế bào lạ ở bệnh xơ gan, ung thư gan
- Ngoài những công dụng ở trên thì trong dân gian còn truyền nhau về cách điều trị đau nhức răng do sâu, sưng mộng răng bằng quả cà gai leo.
>>> Xem thêm: Cà gai leo Extra Viện Dược liệu Trung ương – Giúp thanh nhiệt giải độc gan
Phân biệt quả cà gai leo với các loại cà dại khác
Quả cà gai leo là dược liệu quý có nhiều công dụng nhưng hay bị nhầm lẫn với nhiều loại cà dại, cà độc dược. Để phân biệt được các quả cà này thì chúng ra cần biết tới những đặc điểm sau:
- Cà gai leo: quả mọng, hình cầu, cuống dài, quả khi chín có màu đỏ tươi. Quả có đường kính khoảng 5 – 7mm
- Cà dại: Khác mới màu sắc cà gai leo, quả cà dại thì màu vàng, đường kính 10 – 15mm lớn hơn nhiều.
- Quả cà dại: quả thì tròn, gai nhọn xung quanh quả nên nhận biết khá dễ.
- Cà gai tàu:
Những người không sử dụng được quả cà gai leo
Để sử dụng cà gai leo mang lại hiệu quả tốt nhất thì người sử dụng cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Chỉ nên dùng liều vừa đủ và phù hợp với việc điều trị bệnh
- Nghiêm cấm sử dụng cà gai leo cho trẻ nhỏ vì cơ thể trẻ còn yếu , chưa phát triển đầy đủ. Gan còn chưa hoàn thiện chức năng của nó.
- Phụ nữ mang thai tuyệt đối không sử dụng dược liệu cà gai leo
- Phụ nữ cho con bú không dùng cà gai leo vì gây ảnh hưởng tới chất lượng sữa
- Cà gai leo có công dụng thải độc gan khá tốt, thế nhưng chính điều này lại vô tình tạo nên áp lực quá tải cho thận. Theo thời gian, dưới sự tác động này sỏi thận sẽ hình thành và làm cản trở quá trình bài tiết, đồng thời gây nên sự đau đớn đối với người bệnh
- Nên sử dụng dược liệu phải có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Những bài thuốc dân gian truyền lại từ quả cà gai leo
Bài thuốc chữa viêm gan, xơ gan
Nguyên liệu: 30g Cà gai leo hoặc quả cà gai leo, cây chó đẻ (Diệp hạ châu), cây dừa cạn mỗi loại 10g.
Cách thực hiện: Rửa sạch các dược liệu , đem phơi khô. Sau đó đem tất cả đi sao vàng, sắc với 500ml nước cho tới khi còn 250ml thì dừng lại. Sử dụng hết trong ngày.
Bài thuốc chữa phong tê thấp, đau lưng, nhức mỏi cơ thể
Nguyên liệu: Cà gai leo hoặc quả cà gai leo, dây gấm, Thổ phục linh, Kê huyết đằng, lá lốt, mỗi loại 10g.
Cách thực hiện:
- Các nguyên liệu trên rửa sạch loại bỏ lá sâu, phơi thật khô sau đó sao vàng.
- Mỗi ngày đem đi sắc, sử dụng từ 100ml mỗi lần, ngày uống 3 bữa. Dùng liên tục 1 tháng sẽ thấy tiến triển.
Bài thuốc giải rượu từ cà gai leo (hoặc quả cà gai leo)
Theo kinh nghiệm dân gian, Cà gai leo được biết đến là thảo dược chữa ngộ độc rượu rất tốt. Để áp dụng bài thuốc này, cần chuẩn bị 100g dược liệu khô.
Cách thực hiện:
Cho 100g dược liệu khô sắc với 400ml nước, sắc cho tới khi còn 150ml thì dừng lại. Uống hết trong ngày, sử dụng ngay khi còn ấm. Dùng cho đến khi tỉnh rượu mới thôi.
Như vậy, qua bài viết trên đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi: quả cà gai leo có ăn được không. Và những bài thuốc thường được sử dụng từ quả cà gai leo. Ngoài ra bài viết còn cung cấp thêm thông tin về quả cà gai leo đối với sức khỏe. Hãy chia sẻ bài viết đến người xung quanh và theo dõi để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!
>>> Xem thêm: Trà Bogatra Học viện Quân y – Giải pháp giúp bảo vệ gan hằng ngày