MỤC LỤC BÀI VIẾT [Ẩn giấu]
Cà gai leo được biết đến là dược liệu dùng toàn cây. Thông thường người ta thường dùng thân, rễ, lá cà gai leo để làm thuốc. Vậy quả cà gai leo có ăn được không, Cách Chế Biến Quả Cà Gai Leo như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé.
Thông tin về Quả Cà gai leo
Đặc điểm Cây cà gai leo
Cây cà gai leo có nhiều tên gọi như cà lù, cà quýnh, cà vạnh, gai cườm, cà gai dây, cà Hải Nam… Cà gai leo là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta, từ đồng bằng ven biển cho tới trung du, miền núi đều có sự phân bố của cây cà gai leo. Không chỉ vậy, cây còn xuất hiện ở nhiều nước khác như Trung Quốc, Lào, Campuchia…. Cà gai leo là cây nhỡ leo, sống leo lên thân cây khác hoặc bò xòa trên mặt đất, cao từ 0,6 – 1m, cây phân nhiều cành nhiều nhánh. Thân cây nhẵn, hóa gỗ, phủ lông hình sao, cành lan rộng, dọc thân có nhiều gai cong màu vàng. Lá cây mọc so le có hình thuôn dài hoặc hình trứng. Hoa có màu trắng hoặc tím nhạt mọc thành xim có từ 2 – 5 hoa.
>>> Xem thêm: Giải độc gan Megatech Học viện Quân y giải pháp bảo vệ gan toàn diện
Đặc điểm Quả cà gai leo
Về quả cà gai leo có đặc điểm: Quả có hình cầu, nhẵn bóng, có cuống dài, quả mọng Đường kính quả từ 5 – 7 mm. Quả khi còn xanh có màu xanh đậm, sau đó chuyển sang màu vàng và khi chín có màu đỏ mọng. Bên trong quả có nhiều hạt màu vàng, dạng thận hình đĩa, kích thước khoảng 3 x 2mm.
Thành phần, công dụng Quả Cà gai leo
- Chữa trị 1 số bệnh lý tức xương, tức nhức xương khớp.
- Giúp hỗ trợ chữa một số căn bệnh viêm họng, căn bệnh ho gà hay là bệnh suyễn.
- Đặc biệt cà gai leo có công dụng giải rượu nhanh chóng, ngăn ngừa say rượu, điều trị rắn cắn cực kì tốt.
- Theo như một số tài liệu nghiên cứu thì cà gai leo chứa rất nhiều hợp chất glycoalcaloid, đây là loại chất có tác dụng tiêu độc gan đồng thời bảo vệ tế bào cực kì hiệu quả.
>>> Xem thêm: Quả Cà gai leo có ăn được không?
Quả cà gai leo có ăn được không?
- Dùng để pha trà: thường hái quả chín về sấy khô cho vào túi làm trà. Quả cà gai tuy không có công dụng và khả năng hỗ trợ chữa bệnh như thân, lá và rễ cây nhưng khi uống trà quả gai leo cũng đem lại vị rất thơm và ngon.
- Dùng để làm giống: Thông thường thì quả cà gai leo được lọc ra những quả chất lượng để đem phục vụ nhân giống.
Cách Chế Biến Quả Cà Gai Leo để làm thuốc
Hỗ trợ chữa viêm gan, xơ gan
- Cà gai leo 30g
- Dừa can 10g
- Diệp hạ châu 10g
- 1 Cà gai leo 30g
- 1 lít nước
Chữa phong thấp
- Cà gai leo 20g
- Vỏ chân chim 20g
- Rễ đau xương 20g
- Rễ cỏ xước 20g
- Dây mấu 20g
- Rễ tầm xuân 20g
Chữa sưng chân răng bằng hạt cả gai leo
Giải rượu bằng cà gai leo
Để tỉnh rượu và bảo vệ gan dân gian thường dùng cà gai leo khô 50g sau đó hãm với nước uống thay nước lọc hàng ngày.
Phân biệt quả cà gai leo với cà dại khác
- Cà gai leo dễ nhầm lẫn với các loại cà khác như cà dại, cà tàu, cà độc dược. Để phân biệt các loại cây này, bạn có thể thông qua đặc điểm quả của chúng:
- Cà gai leo: Quả mọng, hình cầu, cuống dài, khi chín quả có màu đỏ tươi có đường kính từ 5 – 7mm
- Cà dại: Quả màu vàng, đường kính từ 10 -15mm, lớn hơn quả của cà gai leo
- Cà tàu: Quả có bớt rằn xanh, không có lông tròn, khi chín có màu vàng tươi với đường kính từ 2,5 – 3cm. Cà độc dược: Quả tròn, có gai nhọn xung quanh quả Để nhận biết cà gai leo chuẩn, bạn có thể thông qua các đặc điểm khác như thân, lá…
- Dựa vào những đặc điểm trên giúp bạn dễ nhận biết quả cà gai leo so với các loại cà dại khác. Cà gai leo ra hoa từ tháng 4 – 6, ra quả vào tháng 7 – 9 hàng năm. Cây được thu hái quanh năm để dùng làm thuốc, thường dùng tươi hoặc sấy khô để bảo quản và sử dụng được lâu.