MỤC LỤC BÀI VIẾT
Cà gai leo được biết đến là dược liệu phổ biến trong các bài thuốc điều trị bệnh về gan. Tuy nhiên ít người hiểu thông tin đầy đủ của dược liệu này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn đầy đủ thông tin về dược liệu quý này, như: Cà gai leo là cây gì, Cà gai leo tiếng anh là gì, thành phần, công dụng của cà gai leo,….
Thông tin về Cây Cà gai leo
Cà gai leo còn có tên khác là cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, cà bò, cà Hải Nam, cà quạnh, quánh, gai cườm, là loài thực vật thuộc họ Solanaceae. Loài này phân bố ở các tỉnh miền Bắc cho đến Huế tại Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam). Loài này được xem là cây thuốc nam có tác dụng giải độc gan tốt nhất hiện nay. Cà gai leo thuộc cây leo nhỡ, có chiều dài trung bình khoảng 60 – 100cm. Lá cây màu xanh, mọc so le, có hình thuôn dài. Dưới gốc, lá hình lưỡi rìu hoặc hơi tròn, mặt dưới nhiều lông trắng, mặt trên nhiều gai.
Hoa của cây Cà gai leo màu trắng, ra từ tháng 9 đến tháng 12. Quả mọng, bóng, màu đỏ, kích thước đường kính dao động khoảng 7 – 9mm.
Cà gai leo tiếng anh/Tên khoa học là: Solanum procumbens
Thuộc họ Cà: Solanaceae
Tên gọi khác: Cây cà quýnh, cà vạnh, cà lù hay gai bướm, trap khar (Campuchia), Blou xít (Lào).
Thành phần hóa học có trong cây cà gai leo
Toàn cây, nhất là rễ có chứa ancaloid. Trong rễ còn có chứa tinh bột, saponozit, flavonozit solasodin, solasodinon, glycoalcaloid,…
Mùi vị
Theo Đông y, Cà gai leo có vị hơi the, tính ấm, có tác dụng tán phong thấp, tiêu đờm, trừ ho, cầm máu.
Thu hoạch và bảo quản
Rễ và cành lá dược liệu có thể thu hái quanh năm.
Cách sơ chế rất đơn giản, rửa sạch, thái lát, phơi khô hoặc sấy làm thuốc. Ngoài ra, chúng ta còn dùng dược liệu này để nấu cao nước, cao mềm hoặc làm cao khô đều được.
Tác dụng của cây Cà gai leo
Theo Y học cổ truyền
Dược liệu Cà gai leo được biết đến với nhiều công dụng như:
- Trị rắn cắn
- Chữa phong thấp, đau nhức các đầu gân xương
- Chữa ho, ho gà, dị ứng
- Giúp giải rượu
- Điều trị viêm quanh răng, đau răng
- Chữa các bệnh về gan
>>> Xem thêm: Cà gai leo Extra Viện Dược liệu Trung ương – Giúp thanh nhiệt giải độc gan
Y học hiện đại
Có nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện để xác định tác dụng dược lý của cây cà gai leo đối với các trường hợp mắc bệnh gan nói chung. Cụ thể như sau:
- Từ những năm 80 của thế kỷ trước, thảo dược này đã được GS. Phạm Kim Mãn chứng minh là có khả năng làm hạ men gan. Điều này giúp bảo vệ, phục hồi chức năng gan và giảm nguy cơ gặp biến chứng xơ gan, ung thư gan cho các trường hợp bị gan nhiễm mỡ.
- Sử dụng cà gai leo đúng cách sẽ giúp đưa các chỉ số xét nghiệm của gan trở lại bình thường. Thảo dược này giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi hay vàng da liên quan đến bệnh gan nhiễm mỡ.
- Đối với những người bị mắc các triệu chứng vàng da, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, đau tức hạ sườn. Sử dụng cà gai leo đều giúp làm giảm các triệu chứng đưa các chỉ số về gan trở lại bình thường.
- Các nghiên cứu được tiến hành bởi TS. Nguyễn Thị Minh Khai và Viện Dược liệu Trung ương (1987-2000) đều đưa đến kết luận rằng hoạt chất Glycoalkaloid được tìm thấy trong cà gai leo có thể giúp ức chế sự phát triển của các bệnh lý về gan. Đặc biệt là gan nhiễm mỡ hay xơ gan.
- Cà gai leo cũng giúp thanh nhiệt, làm mát gan, giúp gan khỏe mạnh hơn.
Các bài thuốc từ Cà gai leo
Một số bài thuốc từ cà gai leo
- Chữa rắn cắn: Lấy 30-50g rễ Cà gai leo tươi, rửa sạch, giã nhỏ, hoà với khoảng 200ml nước đun sôi để nguội. Chiết nước cho người bị nạn uống tức thì. Ngày uống 2 lần. Hôm sau, dùng 15-30g rễ khô, sao vàng. Sắc nước cho uống, ngày 2 lần, sau 3-5 ngày thì khỏi hẳn.
- Chữa phong thấp: Dùng rễ Cà gai leo, vỏ Chân chim, rễ Cỏ xước, Dây đau xương, Dây mấu, rễ Tầm Xuân, mỗi vị 20g, sắc uống.
- Chữa ho, ho gà: Dùng rễ Cà gai leo 10g, lá Chanh 30g, sắc uống làm 2 lần trong ngày.
- Chữa sưng mộng răng: Dùng hạt Cà gai leo 4g, tán nhỏ, cho vào trong cái đồ đồng với một ít sáp ong. Sau đó đốt lấy khói xông vào chân răng (theo Bách gia trân tàng).
- Chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống tế bào gây ung thư: Cà gai leo (thân, rễ, lá) 30 g, cây dừa cạn 10g, cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu) 10 g.Tất cả sao vàng, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi: Cà gai leo 10 g, dây gấm 10g, thổ phục linh 10g, kê huyết đằng 10g, lá lốt 10 g. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. Liên tục từ 10 – 30 thang.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan (viêm gan B, xơ gan…): Dùng 35 g rễ hoặc thân lá cà gai leo, sắc với 1 lít nước, còn 300 ml chia uống 3 lần trong ngày. Công dụng giúp hạ men gan, giải độc gan rất tốt.
>>> Xem thêm: Quả Cà gai leo có ăn được không?
Lưu ý khi sử dụng cây cà gai leo
Mặc dù thảo dược này được đánh giá là mang lại lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể uống được.Trước khi sử dụng dược liệu này, người bệnh cần tham vấn ý kiến của bác sĩ và lưu ý những điều sau:
- Sử dụng đúng liều lượng, không nên lạm dụng bởi có thể gây ngộ độc.
- Nếu sử dụng thêm thuốc tây, tốt nhất nên uống cách 2 tiếng.
- Phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi. Những người huyết áp thấp, Người mắc các bệnh về thận không nên dùng.
- Đối với những người đang điều trị bệnh viêm gan B. Không nên ngâm Cà gai leo với rượu vì rượu không tốt cho gan và ảnh hưởng tới sức đề kháng.
- Cần nhận biết Cà gai leo chuẩn, tránh bị nhầm lẫn với cây cà độc.
- Lựa chọn mua dược liệu ở địa chỉ uy tín, đáng tin cậy.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Cây cà gai leo. Hy vọng các bạn đã hiểu thêm về dược liệu này: Cà gai leo tiếng anh là gì, thành phần, công dụng, một số bài thuốc từ cây cà gai leo,….Chúc các bạn và gia đình có thật nhiều sức khỏe.