Sử dụng cà gai leo để điều trị giảm mỡ máu là bài thuốc dân gian đã được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, Cà gai leo có giảm mỡ máu không? vẫn còn là điều thắc mắc của không ít người. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Cà gai leo là gì?
Cây cà gai leo còn được biết đến dưới những tên gọi khác như cà quánh, cà lù,…. Cà gai leo là một loại cây thân thảo, thường xuất hiện ở các vùng đồng bằng ven biển của Việt Nam . Đây là một loại thực vật thân nhỏ và có khả năng mọc leo trên các cây khác hoặc mọc lan dưới mặt đất. Lá của cây cà gai leo có màu xanh, mọc xen kẽ, có hình dạng trứng hoặc thuôn dài. Gốc lá hình lưỡi rìu hoặc tròn, mặt dưới lá có nhiều lông mềm màu trắng, mặt trên có gai. Cây ra hoa từ tháng 4 đến tháng 9 và kết quả từ tháng 9 đến tháng 12. Quả của cây cà gai leo có hình cầu, màu đỏ, mọng và bóng, đường kính từ 7 – 9 mm. Hạt có màu vàng nhạt, kích thước khoảng 3×2 mm.
Thành phần, công dụng của Cà gai leo
Thành phần hóa học chính của cây cà gai leo ở rễ có alcaloid, tinh bột, flavonoid, ở dây có alcaloid có khả năng chống oxy hóa, hỗ trợ giảm lượng mỡ tích tụ trong gan cũng như giảm đau ở vùng sườn phải và giảm căng thẳng.
Cây cà gai leo có nhiều công dụng đa dạng và hữu ích trong việc hỗ trợ sức khỏe:
Bảo vệ tế bào gan, phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan như xơ gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ, làm hạ đường huyết,…
Theo y học cổ truyền: Cà gai leo có vị hơi the và tính ấm và độc tính nhẹ. Nó có tác dụng trong việc giải độc gan và tăng cường chức năng gan. Đặc biệt, trong các bài thuốc hỗ trợ giảm mỡ máu cao, cà gai leo là một phương pháp rất thông dụng Ngoài ra, nó còn giúp giảm các triệu chứng như da vàng, đau tức ở phần hạ sườn phải. Được coi là một thảo dược quý trong y học cổ truyền Việt Nam.
Để giải đáp cho thắc mắc cà gai leo có giảm mỡ máu không thì câu trả lời là “có” bạn nhé. Nhưng với điều kiện sử dụng đúng cách, đúng liều sẽ mang lại hiệu quả tốt.
Tìm hiểu về bệnh mỡ máu
Máu nhiễm mỡ là sự bất thường của lượng lipid ở trong máu, có thể là sự gia tăng của cholesterol (cholesterol xấu, hay lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và/hoặc nồng độ chất béo trung tính) hoặc sự suy giảm của nồng độ cholesterol tốt (HDL). Đây được xem là một yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh mạch vành (CHD), cứ tăng 1% mức cholesterol thì tỷ lệ mắc bệnh CHD tăng 1-2%.
Triệu chứng máu nhiễm mỡ thường gặp
Triệu chứng của bệnh máu nhiễm mỡ bao gồm hoa mắt, chóng mặt, đau ngực, đau đầu, nhịp tim nhanh, thở gấp. Nếu bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến dấu hiệu xơ vữa động mạch, đau tim và huyết áp cao. Việc thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện thường xuyên sẽ giúp giảm tỉ lệ mỡ trong máu.
Người bệnh cần lưu ý đến cơn đau tim hoặc các dấu hiệu đột quỵ sớm như: buồn nôn, nói khó, đau thắt ngực, tê hoặc yếu chi, huyết áp cao. Nếu có bất kỳ lo lắng nào về các triệu chứng đang gặp phải, người bệnh cần đến bệnh viện để được xét nghiệm máu và thực hiện các kiểm tra khác.
Bài thuốc sử dụng cà gai leo chữa mỡ máu
Bài thuốc cà gai leo sắc uống chữa máu nhiễm mỡ
Đây là hình thức chữa gan nhiễm mỡ bằng cà gai leo đơn giản nhất. Thảo dược này thường được thu hái về phơi khô làm trà hoặc sắc uống trị bệnh. Các hoạt chất có trong thảo dược sẽ giúp làm giảm mỡ trong gan, đào thải độc tố và cải thiện các triệu chứng khác liên quan đến bệnh.
Chuẩn bị:
100g cà gai leo
Cách sử dụng:
Rửa sạch dược liệu
Bỏ thuốc vào trong ấm sắc và đổ ngập nước
Đun sôi kỹ khoảng 10 phút bạn sẽ thấy nước sắc chuyển qua màu vàng là được
Lọc lấy nước uống hết trong ngày
Sử dụng nước sắc từ cà gai leo trong 6 – 12 tháng liên tục để bệnh gan nhiễm mỡ được điều trị dứt điểm.
Trong Đông y, cà gai leo thường được sử dụng kết hợp với giảo cổ lam làm thuốc chữa gan nhiễm mỡ. Thảo dược này cũng có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hủy mỡ dư thừa và phục hồi chức năng gan. Do vậy, sự phối hợp này sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị gan nhiễm mỡ.
Chuẩn bị:
Cà gai leo: 30 gram
Giảo cổ lam: 30 gram
Cách sử dụng:
Trước tiên, người bệnh đem hai vị thuốc đã chuẩn bị rửa cho sạch bụi bẩn
Bỏ hết vào ấm, đổ thêm 1 lít nước vào
Đun sôi và tiếp tục sắc thuốc trên lửa nhỏ trong khoảng 20 phút nữa để các hoạt chất quý trong dược liệu giải phóng vào trong nước.
Lọc bỏ bã thuốc. Lấy nước sắc uống 3 – 4 lần trong ngày thay thế cho trà.
Chữa máu nhiễm mỡ bằng cao cà gai leo
Sử dụng cao cà gai leo để chữa gan nhiễm mỡ có thể giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian. Với tốc độ nhanh chóng và không cần phải sắc thuốc, sản phẩm này là lựa chọn lý tưởng cho những người bận rộn. Cao cà gai leo được cô đặc và chỉ cần pha khoảng 3gr với nước ấm, có thể sử dụng ngay.
Bằng cách kết hợp với các loại thuốc khác, cà gai leo còn có thể được sử dụng để điều trị gan nhiễm mỡ.
Lưu ý khi dùng cà gai leo chữa gan nhiễm mỡ
Cà gai leo có tính độc nhẹ, do đó, lạm dụng cây thuốc có thể gây ngộ độc. Bệnh nhân không nên tự ý sử dụng cà gai leo một cách bừa bãi. Để đảm bảo an toàn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cà gai leo để chữa gan nhiễm mỡ.
Sử dụng dược liệu với liều lượng thích hợp, phù hợp mục đích điều trị.
Nếu đang sử dụng thuốc tây y để chữa bệnh nên uống nước Cà gai leo cách 30 – 60 phút.
Không sử dụng nước Cà gai leo cho trẻ em dưới 6 tuổi, vì lúc này cơ thể trẻ còn yếu, tế bào gan chưa hoàn thiện.
Không tự ý sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Không uống Cà gai leo vào lúc đói.
Lựa chọn dược liệu có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng đảm bảo.
Sau bài viết này, bạn đã trả lời được câu hỏi cà gai leo có giảm mỡ máu không? Mặc dù không phải là biện pháp thay thế hoàn toàn cho việc điều trị bệnh nhưng cà gai leo vẫn là một lựa chọn tự nhiên, hữu ích để hỗ trợ quá trình điều trị và phòng ngừa tình trạng mỡ máu. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này, bạn tuyệt đối không được quá lạm dụng bạn nhé.