MỤC LỤC BÀI VIẾT
Ho là bệnh về đường hô hấp mà trẻ nhỏ thường hay mắc phải, được chia làm hai loại là ho có đờm và ho khan. Tuy nhiên ho có đờm sẽ khiến bé khó chịu hơn vì đường hô hấp của bé bị đờm cản trở . Dưới đây là cách vỗ rung long đờm cho bé tại nhà mà không cần dùng thuốc.
- Top 5 địa điểm khám dinh dưỡng cho bé ở Hà Nội uy tín
- Nguyên nhân trẻ biếng ăn và nguyên tắc khắc phục hiệu quả
Ho có đờm kéo dài ảnh hưởng không ít đến trẻ khiến bé khó chịu, biếng ăn và dẫn đến suy dinh dưỡng, vì thế nên trị ho cho bé càng sớm càng tốt. Rất nhiều mẹ đã thực hiện cách vỗ rung long đờm cho bé khi thấy con mình bị ho. Đây là kỹ thuật giúp trẻ hô hấp tốt hơn, hạn chế phải dùng nhiều thuốc kháng sinh.
1. Ho là gì?
- Ho là một phản xạ để tống ra ngoài các chất tiết, dị vật, vi sinh vật… có ở đường hô hấp. Có thể xem ho như là một cơ chế bảo vệ bộ máy hô hấp. Ho có khi kéo dài nhiều ngày, mỗi một cơn ho có khi ngắn nhưng có khi rất dài làm cho người bệnh khó chịu và mệt lả. Ho không phải là một bệnh mà là một triệu chứng của nhiều bệnh. Ho do nhiều nguyên nhân, tùy theo tính chất của từng cơn ho mà người ta đặt tên cho nó là ho khan, ho có đờm…
- Ho có đờm là biểu hiện của chất nhày được tiết ra ở niêm mạc đường hô hấp bị viêm. Ho có đờm thường gặp trong viêm phế quản, bệnh hen (viêm phế quản co thắt ở trẻ nhỏ), viêm long ở giai đoạn đầu của bệnh sởi, thủy đậu… Trong bệnh viêm phế quản (cấp và mạn tính) do vi khuẩn hoặc do virut đều có triệu chứng ho rất rõ.
- Ho có đờm thường làm trẻ rất khó chịu, quấy khóc và lười ăn trong khi trẻ lại gặp khó khăn trong việc loại bỏ chất xuất tiết từ đường hô hấp bằng những cơ chế làm sạch thông thường.
2. Mẹ có thể nhận biết trẻ bị ho có đờm khi
– Trẻ ho nhiều, khi ho thường khạc ra chất nhầy và đờm, có cảm giác nghẹt thở và khó thở, người mệt mỏi.
– Các triệu chứng thường tăng lên khi trẻ đi bộ và nói chuyện.
– Trẻ khò khè, khi mẹ áp tai vào ngực trẻ thì nghe rõ tiếng khò khè hơn và trẻ dễ bị nôn trớ vì đờm vướng trong cổ.
Nguyên nhân là do tăng tiết chất nhầy ở khu vực cổ họng gây ra sự ngứa ngáy khó chịu ở khu vực này và làm cản trở quá trình hô hấp của trẻ. Khi lượng đờm trong cổ họng tăng vượt quá ngưỡng bình thường thì ho chính là cơ chế phản xạ tự nhiên của cơ thể để tống khứ đờm ra ngoài. Phản xạ ho là phản xạ bật mở nắp thanh quản trong khoảng thời gian cực kỳ ngắn với một áp suất lớn để có thể đẩy dị vật ra khỏi phổi và khí quản – trong trường hợp này là đờm.
3. Cách vỗ rung long đờm cho bé tại nhà
Tư thế vỗ rung long đờm:
Trẻ có thể nằm nghiêng 1 bên, hoặc ngồi cúi đầu về phía trước, hoặc tư thế mẹ bế vác trẻ. Các tư thế này khiến dẫn lưu đờm tốt hơn.
Xác định vị trí vỗ:
Vỗ từ vùng phổi trẻ, vỗ từ dưới vỗ lên nhằm mục đích dẫn lưu đờm từ dưới lên miệng, họng. Các mẹ có thể ước lượng vùng phổi của trẻ từ ngang lưng trở lên.
Kỹ thuật cách vỗ rung long đờm cho bé:
+ Tư thế tay: Tay khum lại tạo thành 1 khoảng trống không khí thì khi vỗ trẻ sẽ không đau, không để bàn tay thẳng vỗ vì sẽ khiến trẻ đau.
+ Dùng lực cổ tay vỗ rung cho trẻ tạo thành tiếng “bộp, bộp”, cảm giác lồng ngực của trẻ sẽ rung lên từng nhịp theo nhịp vỗ tay, làm đúng kỹ thuật trẻ sẽ không hề đau mà còn cảm giác thoải mái, thích thú. Lưu ý không dùng lực cánh tay để vỗ rung cho trẻ vì sẽ làm trẻ đau.
+ Mỗi lần vỗ rung làm từ 10 – 15 phút. Sau khi vỗ rung có thể trẻ sẽ ho nhiều, nôn ra đờm, cần lưu ý quan sát tính chất đờm trắng loãng hay xanh, vàng đặc để báo cho các bác sĩ.
4. Một số lưu ý cho mẹ khi áp dụng cách vỗ rung long đờm cho bé
- Cách vỗ rung long đờm cho bé chỉ áp dụng khi trẻ ho có đờm, không áp dụng với những trẻ ho khan.
- Thời điểm vỗ rung long đờm cho trẻ tốt nhất là buổi sáng sớm khi trẻ ngủ dậy, sau 1 đêm dài ngủ lượng đờm ứ đọng sẽ nhiều hơn, hoặc sau khi khí dung, không nên vỗ rung cho trẻ khi trẻ vừa ăn xong, vì có thể khiến trẻ nôn ra cả thức ăn.
- Khi thực hiện vỗ rung long đờm cha mẹ chú ý dùng lực vừa phải, đủ với trẻ để tránh làm trẻ bị đau. Trường hợp trẻ bị ho do đờm lớn vướng ở cổ, trẻ bị tím tái, nghẹt thở do ho, có cục đờm bố mẹ phải quan sát, thực hiện sơ cứu trước bằng kỹ thuật vỗ rung long đờm cho trẻ. Sau đó cho trẻ đến bệnh viện để kiểm tra.
Cách vỗ rung long đờm cho bé không gây hại chỉ có tác dụng đẩy đờm ra, nó còn giúp khí huyết lưu thông, tốt cho sức khỏe. Kỹ thuật này giống như khi bạn massage, nắn chân nắn tay cho trẻ hay cho trẻ tập thể dục hàng ngày. Trẻ sẽ cảm thấy thoải mái và thích thú. Hệ miễn dịch của trẻ vốn chưa hoàn thiện nên sức đề kháng còn rất non yếu do vậy trẻ dễ dàng bị tác động, ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài. Điều này lý giải nguyên nhân vì sao trẻ thường mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Vì vậy để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, mẹ có thể cho bé dùng Siro ăn ngon Navikid bổ sung các acid amin, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Giúp trẻ ăn ngon miệng, hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ phục hồi sức khỏe. Ngoài ra sản phẩm còn bổ sung L-Lysin HCl, Taurin giúp tăng cường chuyển hóa dưỡng chất, hỗ trợ phát triển não bộ. Từ đó mang lại hiệu quả cao hơn cho các trường hợp trẻ bị biếng ăn đặc biệt là trẻ biếng ăn do tâm lý và tiêu hóa kém.