MỤC LỤC BÀI VIẾT
Trẻ rối loạn tiêu hóa phải làm sao là câu hỏi rất nhiều mẹ thắc mắc. Hãy theo dõi bài viết này của các chuyên gia học viện Quân Y để rút ra kinh nghiệm cho chính các mẹ nhé.
- Nguyên nhân trẻ biếng ăn chậm tăng cân và biện pháp khắc phục
- Chế độ dinh dưỡng và công thức ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm là đối tượng dễ mắc bệnh nhất vì lúc này ngoài sữa mẹ trẻ bắt đầu làm quen với những nguồn thức ăn mới lạ. Mặt khác hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, các loại vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Ở mỗi độ tuổi sẽ có những rối loạn tiêu hóa khác nhau. Do đó việc điều trị cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa cần biết rõ nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh để có những phương pháp điều trị hợp lý. Hãy cùng bổ sung kiến thức chăm sóc trẻ để đồng hành cùng con yêu của mình nào các mẹ.
1. Những nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Tìm hiểu rõ nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa giúp chúng ta có những biện pháp và cách điều trị hợp lý. Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa
– Chế độ dinh dưỡng ăn dặm cho bé không hợp lý, giàu đường, đạm, mỡ. Ít chất xơ, ít vitamin và khoáng chất… có thể dẫn tới trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
– Trẻ ăn sữa bột ngoài sữa mẹ và bị dị ứng một thành phần nào đó của sữa.
– Hệ tiêu hóa của trẻ mất cân bằng do dùng kháng sinh. Hoặc một số loại thuốc trong thời gian dài.
– Trẻ bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa chưa thích nghi làm cho thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn dẫn đến trẻ bị tiêu chảy, lười ăn…
– Cho trẻ ăn chưa đúng cách: cho bé ăn quá nhiều hoặc các bữa ngần nhau khiến dạ dày của bé quá tải dẫn đến đầy bụng chướng hơi, trẻ bị nôn trớ…
– Môi trường sống không vệ sinh: Nếu môi trường sống xung quanh tồn tại nhiều vi khuẩn thì bé cũng có nguy cơ cao mắc bệnh rối loạn tiêu hóa
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa
– Trẻ đi ngoài xì xoẹt hơn 3 lần mỗi ngày
– Trẻ táo bón với biểu hiện đi ngoài ít, khoảng 5 – 7 ngày mới đi 1 lần
– Trẻ nôn trớ nhiều có thể là dấu hiệu bị trào ngược dạ dày thực quản
– Trẻ có dấu hiệu mắt trũng, đái ít, trẻ chậm tăng cân…
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao?
− Khi có dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Điều cần làm của cha mẹ là đưa ngay con đi khám là tốt nhất, các mẹ nên đưa bé tới các bác sĩ chuyên khoa nhi có kinh nghiệm hoặc các bệnh viện lớn hiện nay.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi
- Cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ vì trong sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng chính là nguồn thức ăn điều trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả nhất. Hơn nữa trong giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện mẹ không nên cho trẻ ăn hoặc uống các thứ khác sẽ khiến cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa nặng hơn
Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi
- Giai đoạn này ngoài việc bú sữa mẹ trẻ bắt đầu tập ăn dặm. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa vẫn phải cho trẻ duy trì bú sữa mẹ. Cho trẻ ăn thức ăn bổ xung thức ăn giàu chất dinh dưỡng. Nên chọn loại bột chứa nhiều chất xơ hòa tan, ít đạm và chất béo sẽ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
- Cho trẻ ăn món cháo từ loãng đến đặc nên xây dựng công thức ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ làm quen và thích nghi với những món ăn mới lạ. Kết hợp cho trẻ ăn sử dụng thêm một số loại sinh tố như hồng xiêm, chuối xen giữa các bữa chính. Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày không ép trẻ ăn no quá sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
Trẻ từ 1 tuổi trở lên
- Mẹ vẫn tiếp tục cho trẻ bú sữa vì sữa mẹ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào và tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Bổ xung các loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng. Hạn chế những thực phẩm khó tiêu ngoài giảm đạm, mỡ thì chất xơ cũng cần hạn chế hơn khi lúc trẻ bình thường. Chú ý cho trẻ ăn nhiều tinh bột và phải bù đủ nước cho trẻ. Sau một thời gian điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của trẻ mà thấy tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ đã được cải thiện thì ta tăng dần số lượng ăn để hệ tiêu hóa hồi phục trở lại
Chú ý:
- Trường hợp trẻ ăn sữa ngoài mà bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên xem lại các thành phần có trong sữa xem có phải chúng gây ra dị ứng và khiến bí bi rối loạn tiêu hóa. Cẩn đổi sữa khác cho bé ngay và tham khảo ý kiến của các chuyên gia
- Còn với trường hợp trẻ bị viêm ruột, hội chứng ruột kích thích cần hạn chế các thực phẩm kích thích, thức ăn làm kích thích tăng nhu động ruột, thức ăn có chứa quá nhiều gia vị…
4. Một số món ăn tốt cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Những món ăn, thực đơn dinh dưỡng hằng ngày là giải pháp giúp trẻ mau chóng phục hồi và phát triển tốt nhất. Một gợi ý các món cháo tốt cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa các mẹ có thể thêm vào thực đơn cho bé:
- Cháo rau sam tốt cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa
+ Nguyên liệu: Rau sam 90g, búp ổi non 20g, quả hồng xiêm non 10g, gạo 30g, bột gia vị vừa đủ.
+ Cách chế biến: Tất cả cho vào nồi, đổ 250ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước, bỏ bã. Gạo xay thành bột cho vào nước rau trên quấy đều, đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho bột gia vị. Ăn ngày 2 lần lúc cháo nóng, khi đói. Ăn liền 2-3 ngày.
- Cháo hạt sen
+ Nguyên liệu: Hạt sen 100g, củ mài 50g, quả hồng xiêm non 15g, đường phèn 20g.
+ Cách chế biến: Quả hồng xiêm giã dập cho vào nồi, đổ 250ml nước, đun sôi kỹ, chắt lấy nước, bỏ bã. Hạt sen, củ mài, sấy khô, tán thành bột, cho vào nước hồng xiêm quấy đều, đun trên lửa nhỏ, cháo chín, cho đường phèn, đun tiếp đường tan hết là được. Chia ăn 3 lần trong ngày ăn liền 2-3 ngày.
-
Cách làm cháo gừng tươi cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa
+ Nguyên liệu: Gạo trắng 50g, gừng tươi 50g.
+ Cách chế biến: Gạo nấu cháo chín cho gừng vào. Ăn nóng trong ngày.
- Cháo gạo, sơn dược
+ Nguyên liệu: Gạo 50g, sơn dược 10g, thịt quả vải khô 50g, hạt sen 10g.
+ Cách chế biến: Tất cả cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu kỹ nêm vừa đủ gia vị ăn trong ngày.
- Cháo cà rốt, ô mai
+ Nguyên liệu: Cà rốt 50g, ô mai mơ 5 quả, gạo 50g.
+ Cách chế biến: Mài cà rốt thành bột, ô mai bóc lấy vỏ giã nhỏ, gạo rang vàng xay thành bột. Tất cả cho vào nồi với 200ml nước, đun trên lửa nhỏ, cháo chín là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, ăn liền 2-3 ngày.
-
Cháo khương, tra, củ cải
+ Nguyên liệu: Gừng tươi 20g, sơn tra 20g, củ cải 15g, đường đỏ 15g, gạo lức 250g.
+ Cách chế biến: Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ đun trong 40 phút, bỏ bã, lấy nước nấu với gạo vo sạch thành cháo rồi cho đường. Ngày ăn 3 lần liền 5 ngày.
Ngoài ra, cần bổ sung thêm vitamin và muối khoáng, nhất là kẽm, để tăng cường chức năng tiêu hóa của trẻ. Tất cả dưỡng chất đó đều có trong sản phẩm siro ăn ngon Navikid được các nhà khoa học Học Viện Quân Y nghiên cứu và sản xuất thành công. Đây là sản phẩm được hàng triệu bà mẹ Việt Nam tin dùng với nhiều công dụng hiệu quả vượt trội. Như vậy, các mẹ vừa tìm hiểu xong nguyên nhân và chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc con yêu mỗi ngày.