MỤC LỤC BÀI VIẾT
Cà gai leo vốn đã rất quen thuộc với người Việt Nam. Từ lâu đã trở thành bài thuốc dân gian quý, giúp hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề bệnh lý khác nhau. Loại thảo dược này có chứa nhiều hợp chất hoá học quan trọng, được khuyến khích sử dụng đối với người mắc bệnh gan và một số bênh khác.Bài viết này các bạn hãy cùng duocphamhocvienquany tham khảo kỹ về tác dụng của cà gai leo đối với gan trong bài viết này nhé!
Thông tin chung về cà gai leo
Tên gọi của cà gai leo
- Tên Tiếng Việt: Cà gai leo.
- Tên gọi khác: Cà gai dây; Cà vạnh; Cà quýnh; Cà lù; Cà bò; Cà Hải Nam; Cà quạnh; Quánh; Gai cườm.
- Tên khoa học: Solanum procumbens.
>>> Xem thêm: Người bình thường có nên uống cà gai leo không?
Đặc điểm tự nhiên của cây cà gai leo
- Cây cà gai leo nhỏ sống nhiều năm, mọc leo hay bò dài đến 6m hoặc hơn. Hóa thân gỗ, nhẵn, phân nhánh nhiều.
- Các cành được bao phủ bởi lông sao và nhiều gai cong màu vàng.
- Lá mọc so le, hình bầu dục hay thuôn dài, mặt trên có gai, mặt dưới có lông mềm hình sao. Các nách hoa hình 2-5 (7-9) hoa màu tím nhạt.
- Quả mọng, hình cầu, khi chín có màu đỏ. Hạt hình thận dẹt, màu vàng. Hoa tháng 4 – 5, quả tháng 7 – 8.
Phân bố, thu hái, chế biến cây cà gai leo
Ở Việt Nam, Cà gai leo mọc hoang khắp nơi từ miền xuôi đến trung du và đồng bằng ven biển. Các tỉnh có nhiều nhất là Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An.
Rễ và cành có thể thu hái quanh năm, rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô. Quả sau khi chín cũng có thể thu hoạch phơi khô thái lát mỏng. Nhưng quả cà gai leo cho năng suất thấp nên thường được để lại lấy hạt nhân giống cho vụ sau.
Bộ phận dùng của cà gai leo
Bộ phận sử dụng chủ yếu của cây cà gai leo: Rễ, thân, lá. Ngoài ra , quả cũng được sử dụng nhưng chủ yếu là để lại nhân giống.
Thành phần hóa học có trong cà gai leo
Viện dược liệu đã phân tích và nghiên cứu trong cà gai leo có thành phần hóa học alkaloid, glycoalkaloid, saponin, axit amin và sterol. Trong đó, rễ còn chứa tinh bột, saponozit, flavonoid solasodin, solasodinon, glycoalcaloid…
>>> Xem thêm: Cà gai leo có chữa được gan nhiễm mỡ không?
Tác Dụng Của Cà Gai Leo Đối Với Gan
Tác dụng của cà gai leo đối với gan trong đông y
Từ xa xưa , người dân đã biết sử dụng rễ, thân của cây cà gai leo về phơi khô để hãm trà hoặc sắc nước uống giúp giải độc gan, thanh lọc cơ thể.
Ngoài tác dụng giải đôc gan , thì theo kinh nghiêm dân gian cà gai leo còn giúp giải rượu nhanh chóng, tránh bị mệt. Trong rễ cà gai leo có một lượng lớn tinh bột cùng nhiều chất hóa học khác như Solamin A, B, ancaloit, glycoancaloit nên được dùng làm thuốc hỗ trợ chữa trị các bệnh phong thấp, chảy máu chân răng, đau nhức răng.
Tác dụng của cà gai leo đối với gan trong y học hiện đại
Các công trình nghiên cứu khoa học đã làm sáng tỏ đặc điểm, thành phần hoạt chất và tác dụng của cây cà gai leo với sức khỏe con người mà đặc biệt là với gan – một cơ quan có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể.
Cà gai leo có tác dụng trên bệnh nhân viêm gan B
Trong thảo dược này chứa nhiều hoạt chất có tác dụng dược lý mạnh, trong đó phải kể đến glycoalcaloid. Dược chất có công dụng hỗ trợ điều trị viêm gan do virus, nhất là viêm gan do virus B. Đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch cũng như cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Cà gai leo giúp làm chậm quá trình xơ gan
Qua nghiên cứu thực nghiệm các nhà khoa học đều nhận thấy dược chất glycoalcaloid trong thân và lá cà gai leo sẽ giúp làm chậm quá trình xơ gan, ức chế quá trình phát triển của mô xơ rất tốt.
Glycoalcaloid có trong cà gai leo không những có khả năng điều trị viêm gan virus. Chúng còn có thể ngăn ngừa quá trình tiến triển bệnh xơ gan và làm giảm thiểu mức độ xơ gan ở giai đoạn sớm. Đặc biệt, những dịch chiết của cà gai leo có chứa những thành phần có tác dụng giải độc và bảo vệ gan trước những nguy cơ gây hại. Hạn chế được tình trạng nhiễm độc, cải thiện những triệu chứng gan bị tổn thương.
>>> Xem thêm: Giải độc gan Megatech Học viện Quân y giải pháp bảo vệ gan toàn diện
Tác dụng của cà gai leo trong hạ men gan
Cà gai leo dùng hỗ trợ hạ men gan, giải độc gan: Cây cà gai leo giúp hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của virus gây viêm gan, hạ men gan, đào thải các chất độc có trong gan vô cùng hiệu quả.
Hướng dẫn sử dụng đúng cách cây cà gai leo
Cà gai leo được người dân thường sử dụng theo 2 cách thông thường nhất là ở dạng khô và tươi. Tùy bệnh gặp phải mà có những cách dùng phù hợp.
Sắc nước uống cà gai leo
Trước khi sắc nước uống cần loại bỏ những tạp chất, rửa sạch dược liệu. Lấy khoảng 200gram cà gai leo đun với 2 lít nước, nước sôi vặn nhỏ lửa và đợi thêm 10 phút. Sau đó chắt lấy nước uống.
Hãm trà cà gai leo
Ngoài việc sắc lấy nước thì cũng có thể lấy cà gai leo hãm trà uống mỗi ngày. Uống ấm sẽ ngon hơn , sẽ cảm nhận được vị thơm của dược liệu.
Cà gai leo kết hợp với giảo cổ lam
Giảo cổ lam là cây thuốc nam sử dụng phổ biến để hỗ trợ một số bệnh như: men gan cao, nóng gan… Sự kết hợp cà gai leo và giảo cổ lam có công dụng rất hoàn hảo. Cách sử dụng: lấy 30 gram cà gai leo và 20 gram giảo cổ lam để sắc uống hàng ngày .
Cà gai leo kết hợp với cây xạ đen
Cây xạ đen có vị đắng chát, tình hàn có nhiều lợi ích với sức khỏe. Khi hai loại dược liệu cà gai leo và xạ đen kết hợp với nhau sẽ phát huy được tối đa công dụng như:
- Tăng cương chức năng hoạt động của gan
- Tăng cường lưu thông máu, tăng sức để kháng
- Mát gan , giảm mun trứng cá
Cách nấu nước uống cần chuẩn bị : Cà gai leo 30 gram ,Cây xạ đen 10 gram
Sắc nước uống hàng ngày. Nấu khoảng 2 lít nước cũng với nguyên liệu đã chuẩn bị . Sôi 10 phút thì hạ lửa nhỏ và tiếp tục đun tầm 10 phút xong tắt bếp.
Những lưu ý khi sử dụng cây cà gai leo
- Trước khi áp dụng cà gai leo vào điều trị, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ y học cổ truyền để được tư vấn về liều lượng, cách dùng, thời gian dùng, phối hợp với các vị thuốc khác sao cho an toàn và hiệu quả nhất.
- Chỉ nên dùng vừa đủ. Dù chưa ghi nhận tác dụng phụ của cà gai leo nhưng cũng chưa đủ dữ liệu an toàn.
- Không nên dùng cà gai leo cho trẻ em dưới 6 tuổi. Vì cơ thể trẻ em còn yếu, hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, chức năng gan vẫn chưa hoàn thiện.
- Phụ nữ mang thai không sử dụng.
- Không nên dùng khi đang cho con bú vì dược liệu này vì có thể ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng sữa mẹ.